Khi đại dịch Covid 19 xảy ra, nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa dẫn đến các tranh chấp liên quan đến các hợp đồng, giao dịch dân sự nói chung và tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ trả tiền thuê văn phòng, đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn. Nhiều người coi đây là “Sự kiện bất khả kháng” để loại trừ trách nhiệm của mình. Vậy “Sự kiện bất khả kháng” thực chất là gì?

Cũng như pháp luật các nước trên thế giới, Pháp luật Việt Nam cũng có Quy định về “Sự kiện bất khả kháng” tại Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Cụ thể tại Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy một sự kiện được coi là “Bất khả kháng” nếu đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

Thứ nhất: Sự kiện xảy ra một cách khách quan: Tức là sự kiện đó không phải do một trong các bên tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Thứ hai: Các bên không thể lường trước được: Vào thời điểm hai bên thỏa thuận giao dịch, Hợp đồng thì sự kiện đó chưa xảy ra và các bên cũng không biết đoán biết được sự kiện đó.

Như vậy, nếu các bên tham gia giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận mà dịch Covid 19 đã xảy ra thì đây không phải là sự kiện bất khả kháng ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thứ ba: Khi sự kiện xảy ra, các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được: Các sự kiện bất khả kháng thường là các sự kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên cho nên bên bị ảnh hưởng trong nhiều trường hợp không có khả năng khắc phục được. Pháp luật chỉ yêu cầu bên bị ảnh hưởng dụng các biện pháp ở mức độ “cần thiết” và trong “khả năng cho phép”. Do đó trong nhiều trường hợp bên bị ảnh hưởng không hẳn là không khắc phục được theo nghĩa đen mà chỉ đơn thuần là chi phí bỏ ra để khắc phục lớn hơn lợi ích mà họ có thể nhận được từ việc thực hiện hợp đồng.

Nếu một sự kiện đáp ứng đủ các điều kiện nói trên thì mới được coi là SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG theo quy định của Pháp luật, tuy nhiên để xem xét “sự kiện bất khả kháng” đó có được coi là căn cứ miễn trách nhiệm hay không cần phải xem xét mối quan hệ giữa sự kiện đó với các nghĩa vụ, trách nhiệm mà các bên phải thực hiện.

Pháp luật Việt Nam không có quy định về rõ ràng về mối quan hệ nhân quả giữa “Sự kiện bất khả kháng” và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, tuy nhiên thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy các bên phải chứng minh Sự kiện bất khả kháng đó phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ.

Ví dụ: Bên A ký Hợp đồng thuê Nhà của Bên B tại Hà Nội để làm văn phòng (Công ty sách), trong thời gian thực hiện Hợp đồng Thành phố Hà Nội có văn bản cưỡng chế văn phòng thuê để thực hiện Dự án theo Quy hoạch của Thành phố, do đó đối tượng của Hợp đồng (văn phòng cho thuê) đã không còn. Vậy sự kiện này được coi là Bất khả kháng để Bên B miễn nghĩa vụ đối với Bên A.

Ngược lại:

Bên A ký Hợp đồng thuê Nhà của Bên B tại Hà Nội để làm văn phòng (Công ty sách), trong thời gian thực hiện Hợp đồng Thành phố Hà Nội có văn bản tạm ngừng các hoạt động kinh doanh không thiết yếu để phòng chống dịch covid 19, điều này đã ảnh hưởng đến việc kinh doanh của Bên A và đã làm sụt giảm doanh thu bán hàng. Vậy sự kiện này có được coi là Bất khả kháng để Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn và miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê nhà cho Bên B hay không?

Ở đây UBND thành phố chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một khoảng thời gian mà không phải Cấm kinh doanh dịch vụ buôn bán sách (Mục đích thuê) và việc khó khăn về kinh tế do hoạt động kinh doanh bị đình trệ chỉ là nguyên nhân gián tiếp cho việc Bên thuê chậm trả tiền thuê nhà mà đã là nguyên nhân gián tiếp thì không nên được coi là lý do cho việc không thể thực hiện nghĩa vụ. Vì nếu tính cả nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp thì “Sự kiện bất khả kháng” có thể giải thích theo cách hiểu rất rộng dẫn đến việc bên bị ảnh hưởng dễ dàng sử dụng để miễn trừ trách nhiệm. Các nguyên nhân ảnh hưởng gián tiếp chỉ nên xem là trường hợp được miễn trừ trách nhiệm nếu trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trong Hợp đồng.

Về trách nhiệm của Bên Thuê trong trường hợp bất khả kháng

Vì Hợp đồng thuê văn phòng là Hợp đồng Dân sự (Hợp đồng thuê tài sản), Tại  Khoản 2 Điều 351- Bộ Luật dân sự năm 2015 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ quy định:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, dịch Covid không thể đương nhiên được coi là “Sự kiện bất khả kháng” trong mọi trường hợp; việc xem xét đánh giá cần tính đến bối cảnh, thời gian ký kết, nội dung hợp đồng thuê văn phòng.

Tại Điều 420 Bộ Luật Dân Sự 2015 Quy định về việc Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.

2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;

b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi.

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Dựa vào Quy định trên, Bên Thuê có quyền yêu cầu bên Cho Thuê đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trong trường hợp này các bên nên đưa việc Bên Thuê phải tạm ngừng kinh doanh theo Quy định của Chính phủ nhằm hạn chế dịch bênh là một “sự kiện bất khả kháng” để làm căn cứ miễn trách, đồng thời thời xem xét điều chỉnh lại các điều khoản của hợp đồng thuê Nhà để phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp nếu bên Cho thuê nhà không đồng ý yêu cầu sửa đổi  Bên Thuê có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định.

Nếu các bên không am hiểu pháp luật thì ngay từ đầu, nên tìm kiếm sự tư vấn pháp lý của các luật sư có kinh nghiệm trước khi tiến hành ký kết, sửa đổi, hoặc chấm dứt hợp đồng thuê.

Theo Luật Bạch Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
Contact Me on Zalo
Gọi ngay

nâng lông mày.

.

Với dịch vụ lấy mỡ mí dưới luôn được nhiều cô nàng ưu tiên lựa chọn hàng.

.

Với dịch vụ cắt mắt tuổi trung niên luôn được nhiều cô nàng ưu tiên lựa chọn hàng.

.

Với dịch vụ mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt luôn được tìm kiếm rất nhiều.

.