Có rất nhiều nguyên nhân xảy ra các vụ tranh chấp hợp đồng thuê nhà, mặt bằng, văn phòng như: do thiếu hiểu biết về pháp luật; do kết quả kinh doanh không tốt; do các sự kiện bất khả kháng; do một bên cố tình không thực hiện giao kết trong hợp đồng,… Vậy các tranh chấp hợp đồng thuê nhà, mặt bằng, văn phòng phổ biến là gì?

Nội dung bài viết

Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo Điều 428 BLDS 2015, khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường. Và khi đó, mâu thuẫn trong việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã thỏa thuận dẫn đến tranh chấp.

Ví dụ: A ký HĐ thuê nhà với B, nhưng B lại vi phạm nghĩa vụ của mình khiến B không thể đạt được mục đích là nhận nhà, nên A sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán nhà mà không bị coi là vi phạm nghĩa vụ và không phải bồi thường.

 

Tranh chấp về việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán hay giá thuê

Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ phải thực hiện đúng, đủ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định pháp luật, trong trường hợp các bên không thỏa thuận. Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng bao gồm nghĩa vụ thanh toán bắt buộc theo thỏa thuận hợp đồng như nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 440 BLDS 2015. Khi một bên chậm thanh toán theo quy định của hợp đồng cũng tạo ra mẫu thuẫn.

Ví dụ: Công ty A và B ký kết cho thuê 1 căn nhà tại Quận 1 TP.HCM và đã thỏa thuận ngày 20 hàng tháng sẽ thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà. Tuy nhiên đến ngày 22 của tháng sau, B vẫn chưa thanh toán cho A. Từ đây, mâu thuẫn xảy ra vì bên B chậm thanh toán tiền thuê nhà như đã cam kết.

Do bên thuê sử dụng nhà cho thuê không đúng mục đích

Theo Điều 480 BLDS 2015, bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. Nếu bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cũng chính vì thế, giữa hai bên đã xảy ra tranh chấp về vấn đề này.

Ví dụ: A cho B thuê tầng trệt của căn nhà mình đang ở với mục đích kinh doanh cửa hàng quần áo. Tuy nhiên, sau khi thuê B kinh doanh bán đồ ăn, làm ồn và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hằng ngày của A, A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng. B nhận thấy việc này làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh nên đã xảy ra tranh chấp.

Tranh chấp về việc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên cho thuê, người đi thuê

Việc thuê nhà và cho thuê nhà là một giao dịch dân sự, vì thế, pháp luật tôn trọng quyền, thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận thì tuân theo các quy định của pháp luật về nhà ở và dân sự trong vấn đề quyền và nghĩa vụ của người đi thuê. Khi các bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại. Cả hai bên sẽ tranh chấp về vấn đề đó.

Ví dụ: A ký hợp đồng cho B thuê nhà của mình, trong đó có điều khoản yêu cầu sau 10h tối không được làm ồn, tránh sự phiền hà cho người khác. Tuy nhiên, B thường xuyên rủ bạn về nhà tổ chức nhậu, hát karaoke tới 1h- 2h sáng, mặc dù A đã nhắc nhở nhiều lần nhưng B vẫn không khắc phục tình trạng này. Cho nên A đã đơn phương chấm dứt hợp đồng, không cho B thuê nhà nữa do B đã vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.

Vậy, có những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà, mặt bằng, văn phòng như thế nào? Mời độc giả theo dõi bài viết sau.

Theo Luật Nguyễn Hưng 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PHP Code Snippets Powered By : XYZScripts.com
Contact Me on Zalo
Gọi ngay

nâng lông mày.

.

Với dịch vụ lấy mỡ mí dưới luôn được nhiều cô nàng ưu tiên lựa chọn hàng.

.

Với dịch vụ cắt mắt tuổi trung niên luôn được nhiều cô nàng ưu tiên lựa chọn hàng.

.

Với dịch vụ mua bảo hiểm nhân thọ nào tốt luôn được tìm kiếm rất nhiều.

.